Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

CẢM NHẬN VỀ CUỘC SỐNG NHẬT BẢN

Ở Nhật thì…
  1. Thời tiết Nhật Bản
Cảm giác như mặt trời chiếu xuống trái đất gần hơn vậy nên buổi sớm đi làm hay buổi chiều đi làm mặt trời cứ chiếu thẳng mặt với 1 cường độ rất mạnh, cái nắng rất chói chang, mặc dù đã đeo 1 quả kính đen xì nhưng cũng không bớt chói. Còn buổi trưa thì rát bỏng cả da, độ bắt nắng thì cực nhanh không phải suy nghĩ.
Thời tiết Nhật Bản
  1. Giáo Dục Trẻ Nhỏ:
Mặc dù được đánh giá là 1 nước có nền giáo dục tốt nhưng sao vẫn cứ thấy thương.
Vì được đào tạo ngay từ khi còn nhỏ, nên trẻ con ở Nhật tính độc lập và tự giác rất cao. Sáng nào đi làm cũng thấy khoảng gần 100 trẻ, rồng rắn nối đuôi nhau đến trường. Thường thường mấy anh chị lớn sẽ là người dẫn đầu đoàn, không có chuyện người lớn đón đưa như ở Việt Nam, tuy nhiên ở các ngã tư có những người tình nguyện hướng dẫn. Mà tình nguyện cũng lạ nữa chứ, không kể tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, cứ đến giờ đó, họ đứng đấy chờ các em đi qua hướng dẫn xong rồi lại tất bật về đi làm. Cả những cây nấm lùn bé tí ti với 1 chiếc cặp khủng trên lưng. Hầu hết, em nào cũng đeo hoặc xách 2 túi trở lên. Cặp đựng sách vở sau lưng, 1 chiếc túi xách ở tay (mình đoán là túi cơm hộp), 1 chiếc túi nữa đeo ở cổ (túi này chắc đựng nước), một số em còn xách thêm 1 túi nữa (mình không đoán được là gì), cứ thế bước đi mà đường ở Nhật không bằng, toàn thấy dốc. Ừ thì các em tự làm và có thể việc mang đồ như thế đối với các em không thấy phiền toái nhưng nhìn thấy mình cứ thấy thương. Đôi khi đi chơi hoặc đi làm, mình chỉ khoác lên vai cái túi, nhẹ nhàng vậy mà còn thấy khó chịu, lúc đấy lại nghĩ đến hình ảnh các em, bụng bảo dạ rằng: các em làm được nên mình phải cố gắng thôi.
23 May 2005, Matsumoto, Japan --- Schools Girls in Uniform Gather for Festival --- Image by © Tibor Bognar/Corbis
23 May 2005, Matsumoto, Japan — Schools Girls in Uniform Gather for Festival — Image by © Tibor Bognar/Corbis
  1. Văn Hóa Người Nhật
Có lẽ, không ở đâu lịch sự bằng Nhật. Dường như lúc nào trên môi người Nhật cũng có 2 từ xin lỗi và cảm ơn. Họ dùng mọi lúc, mọi nơi và sử dụng với bất kì hoàn cảnh, đối tượng nào. Ngay cả với bạn bè, họ cũng sử dụng thường xuyên. Mình nghĩ, với bạn bè mà dùng nhiều quá thì thật là khách sáo. Mình cũng sử dụng nó thường ngày nhưng chỉ tiếng Nhật thôi. Còn với tiếng Việt mình rất ít sử dụng đặc biệt là với người thân vì mình thấy đến người thân mà phải dùng đến những câu đó thường ngày thì chẳng khác gì người ngoài. Mình nghĩ phải khi nào thật đặc biệt mới sử dụng đến nó. Cũng có thể suy nghĩ đó của mình là sai…
Hôm vừa rồi đi làm về, vừa quẹo vào ngõ thấy 2 cậu con trai khoảng chừng 18 ~ 20 tuổi, mặc trang phục trắng toát, từ đầu đến chân đang đi nhặt rác, nhìn thấy mình, 2 cậu ấy đứng nghiêm lại, ngả mũ, cúi đầu chào. Thật đúng là 1 hình tượng đẹp.
Văn Hóa Người Nhật
  1. Ý Thức Người Nhật
Ý thức của người Nhật cũng thật tuyệt vời. Khi chấp hành những việc đó, họ tự ý thức, tự làm mà không cần người giám sát. Ví dụ rất đơn giản như việc bỏ chai, lọ vào thùng rác, trước khi bỏ vào cần phải bóc nhãn mác chẳng hạn. Từ việc ý thức này suy luận đến vấn đề giao thông ở Việt Nam. Bên mình thường viện cớ nhiều lí do để giải thích cho tình trạng ùn tắc nghiêm trọng ở các tuyến phố, họp hành triền miên rồi sau cùng quy cho việc hạ tầng đô thị không thích hợp. Sang đây chứng kiến mình nhận thấy không phải thế. Không biết ở các tỉnh, thành phố lớn khác thế nào, chỗ quê mình ở thấy đường phố cũng chỉ có 1 làn xe nhưng hầu như chẳng khi nào bị tắc đường. Hãy nhìn dân Nhật tham gia giao thông xem, ý thức rất cao. Không có chuyện thấy chỗ kia còn trống mà xe sau lại chen lên đỗ vào. Họ luôn đỗ xe đúng làn đường. Còn ở Việt Nam thì sao, thấy chỗ trống có thể di chuyển được là chen vào không cần biết là làn bên phải hay bên trái, và vô tình bít luôn đường lưu thông của làn xe đi ngược lại, thế là tắc đường thành 1 làn dài vì tất cả đều không có lối thoát.
Ý Thức Người Nhật
  1. Và còn nhiều nữa…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét