Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

TÂM SỰ CỦA MỘT SINH VIÊN DU HỌC NHẬT BẢN

Tâm sự của một chàng sinh viên trong quá trình trưởng thành của mình khi đi du học Nhật Bản vượt qua rất nhiều khó khăn đến đến thành công .

Mức giá chi tiêu tại Nhật Bản cao gấp 3 đến 4 lần so với Việt Nam

tâm sự của một sinh viên du học nhật bản
Thời gian đầu khi mới bắt đầu đi du học Nhật bản, tôi và nhiều bạn học người Việt đều có tâm lý là quy đổi giá trị những thứ mình mua từ tiền yên Nhật sang tiền Việt Nam và thực sự chúng tôi bị choáng bởi giá cả mọi thứ tại đây đều vô cùng đắt đỏ so với mặt hàng ở Việt Nảm , điển hình là một gói mì mua ở Việt Nam chừng 6.000-7.000 đồng thì qua đây phải trả gấp bốn, gấp năm lần. Giá đồ ăn, thức uống nói chung ở Nhật cao gấp ba, bốn lần trở lên so với Việt Nam.
Chuyện giá cả đi lại bằng phương tiện công cộng cũng khiến giới sinh viên chúng tôi chua xót và nhớ về cái giá “xe buýt 3.000 đồng tại Việt Nam”. Điển hình nhất khi tôi đi từ Tokyo về Niigata với chặng đường 300 km, nếu đi bằng phương tiện trên bộ nhanh nhất là tàu cao tốc Shinkansen thì tốn gần 10.000 yen (2 triệu đồng), còn nếu đi tàu thường hoặc xe buýt thì cũng đắt bằng phân nửa số ấy.
Về nơi ở, do tôi ở một vùng thuộc dạng miền quê nên giá cả nhà cửa thuộc dạng rẻ, nhưng phòng ở cũ và rẻ nhất cũng tầm 20.000 yen một tháng (hơn 4 triệu đồng). Ngoài tiền nhà tháng đầu tiên còn có tiền lễ và tiền đặt cọc trả cho chủ nhà; tiền giới thiệu trả cho trung tâm môi giới bất động sản. Tổng cộng khi thuê nhà phải mất số tiền gấp ba, bốn lần tiền nhà tháng đầu tiên nên sinh viên khó khăn mới qua đều phát hoảng.
Tuy vậy , qua đó mà tôi học được cách phải tiết kiệm, chỉ chi tiền cho những thứ thật sự cần thiết. Ví dụ, đi chợ mua đồ rồi tự nấu ăn; hôm nào có ý định học đến tối thì mang cơm cho cả trưa lẫn chiều; đi siêu thị mua đồ ăn nên lựa những lúc giảm giá; điện, nước, gas khá đắt nên phải tiết kiệm tối đa.

Học tiếng Nhật ở Việt Nam 2 năm nhưng qua Nhật tôi vẫn sốc

Nghe người Nhật nói chuyện hằng ngày đã là một thử thách không dễ, đừng nói đến chuyện bước vào lớp học nghe thầy cô giảng bài bằng tiếng Nhật với tốc độ nói còn nhanh hơn. Thế nên lắm khi tôi ngồi trong lớp nghe giảng bài mà cứ như “vịt nghe sấm” vậy, hầu hết là không hiểu.
Trong các môn học phân nhóm để cùng làm bài, các sinh viên Nhật nói chuyện với tốc độ rất nhanh và pha tạp những câu theo kiểu địa phương. Thế nên chỉ các bạn ấy hiểu thôi còn tôi như người… bị bỏ rơi. Để vượt qua được khó khăn này, tôi phải chuẩn bị bài trước ở nhà, đoán xem hôm nay thầy cô sẽ dạy những gì và chuẩn bị từ vựng cho chủ đề đó; đọc trước sách giáo khoa để nắm được trước nội dung và tra những từ mới mình chưa biết.
Nhờ vậy lên lớp mình hiểu và nắm bắt bài trên lớp được tốt hơn, thảo luận nhóm với các sinh viên Nhật cũng có cái để nói. Có đi mới hiểu muốn tồn tại được ở Nhật thì tiếng Nhật phải tốt nên bản thân mình phải tự rèn luyện năng lực tiếng Nhật nhiều hơn mới tiến bộ được, không có chuyện cứ ở Nhật thì tự nhiên sẽ giỏi tiếng Nhật.
Đa số người Nhật hầu hết là tốt bụng, nếu mình có thái độ tốt thì họ cũng đối xử rất tốt với mình. Bạn bè trong lớp cũng vậy, nếu mình hỏi một câu tử tế với thái độ lịch sự thì họ đều nhiệt tình giúp đỡ mình. Điển hình là trong môn thí nghiệm, sinh viên Nhật đã tiếp xúc với các dụng cụ thí nghiệm và cách làm thí nghiệm từ những năm học trước, còn tôi thì đây mới là lần đầu tiên nên họ chỉ dẫn tôi rất tận tình. Nhưng bạn cần phải để ý, không phải cái gì không biết cũng hỏi liền, cũng phải tự tìm hiểu, cái nào không hiểu mới hỏi, để người ta thấy là mình đã cố gắng, không ỷ lại vào họ.
Thông tin việc làm thêm ở Nhật rất nhiều như các trang web, tạp chí việc làm phát miễn phí ở căn tin trường hoặc ở các siêu thị. Tuy nhiên, cần nhớ rằng Nhật quy định lưu học sinh không được làm quá 28 tiếng một tuần. 

Sinh viên du học vừa học vừa làm rất phổ biến tại Nhật Bản

Tôi mạnh dạn gọi điện thoại để xin phỏng vấn khi tìm thấy một công việc bán thời gian phù hợp. Lúc đầu trình độ tiếng Nhật của tôi chưa tốt, lại chưa có kinh nghiệm phỏng vấn nên tôi bị trượt hoài. Nhưng nhờ kiên trì và chân thành, một ông chủ tốt bụng đã nhận tôi vào làm ở một cửa hàng tiện ích 24h. Tiền lương một giờ tầm 800 yen (hơn 160.000 đồng) và tôi chỉ làm khoảng 20 giờ một tuần là đủ sống.
Ngoài ra, tôi nỗ lực kiếm tiền bằng cách giành học bổng. Nếu muốn tự xin học bổng, bạn phải biết cách viết thư thật thuyết phục, tốt nhất là nên nhờ người từng trải giúp như thầy cô, bạn bè. Mặt khác, hãy cố gắng lấy điểm cao trong các môn học, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa để được trường tiến cử. Ví dụ, học bổng Chính phủ Nhật JASSO, trị giá 50.000 yen một tháng (hơn 10 triệu đồng) trong một năm. Cộng với tiền làm thêm, vừa đủ phí sinh hoạt vừa đủ học phí, còn dư thêm tiền tiết kiệm.
Nguồn : Nhật Báo

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Nhật Bản đã bắt 4 thanh niên người Việt ăn cắp

Tháng 9/2015 Cảnh Sát thành phố Ota, tỉnh Gunma, Nhật Bản đã bắt 4 thanh niên người Việt

Tháng Chín 10th, 2015

Như rất nhiều trang đã đưa tin thì ngày 3/9/2015 Cảnh Sát thành phố Ota, tỉnh Gunma, Nhật Bản đã bắt 4 thanh niên người Việt trong đó 2 thanh niên không nghề nghiệp, 2 thanh niên là Tu nghiệp sinh, xuất khẩu lao động Nhật bản. Họ đều còn rất trẻ, 20, 21 tuổi.

Vườn dâu bị trộm là của lão nông 76 tuổi. Không những trộm dâu mà chúng còn phá hoại cả nhà kính của người ta.

Hãy xem những lời chua chát mà lão nông kể : ” 昨年2月の大雪で全滅したビニールハウスを家族総出で建て直し、イチゴの苗を中之条町の畑に通って栽培し、ハウス内に移し替えた。苦労して育てたイチゴが やっと出荷を迎えた頃、被害にあった”


Tạm dịch: ” Cả gia đình tôi đã dồn hết công lao, công sức và tiền của để xây dựng lại nhà kính đã bị tuyết làm sụp đổ tan tành từ hồi tháng 2 năm ngoái. Phải đi qua đi lại nhiều lần đến cánh đồng ở Nakanojomachi để lấy cây giống, vận chuyển về nhà kính. ( Từ nhà ông lão nông dấn đến đấy mất 2 tiếng đi oto ). Cuối cùng đến lúc gần được thu hoạch thì bị thiệt hại như vậy đấy. ”

Theo cảnh sát cho hay, tiền sửa nhà kính tầm 10 man ( 19 triệu đồng), tổng lượng dâu bị trộm ước chừng trên 30kg tầm 5 man ( tầm hơn 9 triệu vnd).

Thật không còn từ nào để tả về những thanh niên này nữa.
Tìm kiếm : chi phí du học nhật bản , hồ sơ du học nhật bản , du học nhật bản 2016
Nguồn : Kairo

CẢM NHẬN VỀ CUỘC SỐNG NHẬT BẢN

Ở Nhật thì…
  1. Thời tiết Nhật Bản
Cảm giác như mặt trời chiếu xuống trái đất gần hơn vậy nên buổi sớm đi làm hay buổi chiều đi làm mặt trời cứ chiếu thẳng mặt với 1 cường độ rất mạnh, cái nắng rất chói chang, mặc dù đã đeo 1 quả kính đen xì nhưng cũng không bớt chói. Còn buổi trưa thì rát bỏng cả da, độ bắt nắng thì cực nhanh không phải suy nghĩ.
Thời tiết Nhật Bản
  1. Giáo Dục Trẻ Nhỏ:
Mặc dù được đánh giá là 1 nước có nền giáo dục tốt nhưng sao vẫn cứ thấy thương.
Vì được đào tạo ngay từ khi còn nhỏ, nên trẻ con ở Nhật tính độc lập và tự giác rất cao. Sáng nào đi làm cũng thấy khoảng gần 100 trẻ, rồng rắn nối đuôi nhau đến trường. Thường thường mấy anh chị lớn sẽ là người dẫn đầu đoàn, không có chuyện người lớn đón đưa như ở Việt Nam, tuy nhiên ở các ngã tư có những người tình nguyện hướng dẫn. Mà tình nguyện cũng lạ nữa chứ, không kể tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, cứ đến giờ đó, họ đứng đấy chờ các em đi qua hướng dẫn xong rồi lại tất bật về đi làm. Cả những cây nấm lùn bé tí ti với 1 chiếc cặp khủng trên lưng. Hầu hết, em nào cũng đeo hoặc xách 2 túi trở lên. Cặp đựng sách vở sau lưng, 1 chiếc túi xách ở tay (mình đoán là túi cơm hộp), 1 chiếc túi nữa đeo ở cổ (túi này chắc đựng nước), một số em còn xách thêm 1 túi nữa (mình không đoán được là gì), cứ thế bước đi mà đường ở Nhật không bằng, toàn thấy dốc. Ừ thì các em tự làm và có thể việc mang đồ như thế đối với các em không thấy phiền toái nhưng nhìn thấy mình cứ thấy thương. Đôi khi đi chơi hoặc đi làm, mình chỉ khoác lên vai cái túi, nhẹ nhàng vậy mà còn thấy khó chịu, lúc đấy lại nghĩ đến hình ảnh các em, bụng bảo dạ rằng: các em làm được nên mình phải cố gắng thôi.
23 May 2005, Matsumoto, Japan --- Schools Girls in Uniform Gather for Festival --- Image by © Tibor Bognar/Corbis
23 May 2005, Matsumoto, Japan — Schools Girls in Uniform Gather for Festival — Image by © Tibor Bognar/Corbis
  1. Văn Hóa Người Nhật
Có lẽ, không ở đâu lịch sự bằng Nhật. Dường như lúc nào trên môi người Nhật cũng có 2 từ xin lỗi và cảm ơn. Họ dùng mọi lúc, mọi nơi và sử dụng với bất kì hoàn cảnh, đối tượng nào. Ngay cả với bạn bè, họ cũng sử dụng thường xuyên. Mình nghĩ, với bạn bè mà dùng nhiều quá thì thật là khách sáo. Mình cũng sử dụng nó thường ngày nhưng chỉ tiếng Nhật thôi. Còn với tiếng Việt mình rất ít sử dụng đặc biệt là với người thân vì mình thấy đến người thân mà phải dùng đến những câu đó thường ngày thì chẳng khác gì người ngoài. Mình nghĩ phải khi nào thật đặc biệt mới sử dụng đến nó. Cũng có thể suy nghĩ đó của mình là sai…
Hôm vừa rồi đi làm về, vừa quẹo vào ngõ thấy 2 cậu con trai khoảng chừng 18 ~ 20 tuổi, mặc trang phục trắng toát, từ đầu đến chân đang đi nhặt rác, nhìn thấy mình, 2 cậu ấy đứng nghiêm lại, ngả mũ, cúi đầu chào. Thật đúng là 1 hình tượng đẹp.
Văn Hóa Người Nhật
  1. Ý Thức Người Nhật
Ý thức của người Nhật cũng thật tuyệt vời. Khi chấp hành những việc đó, họ tự ý thức, tự làm mà không cần người giám sát. Ví dụ rất đơn giản như việc bỏ chai, lọ vào thùng rác, trước khi bỏ vào cần phải bóc nhãn mác chẳng hạn. Từ việc ý thức này suy luận đến vấn đề giao thông ở Việt Nam. Bên mình thường viện cớ nhiều lí do để giải thích cho tình trạng ùn tắc nghiêm trọng ở các tuyến phố, họp hành triền miên rồi sau cùng quy cho việc hạ tầng đô thị không thích hợp. Sang đây chứng kiến mình nhận thấy không phải thế. Không biết ở các tỉnh, thành phố lớn khác thế nào, chỗ quê mình ở thấy đường phố cũng chỉ có 1 làn xe nhưng hầu như chẳng khi nào bị tắc đường. Hãy nhìn dân Nhật tham gia giao thông xem, ý thức rất cao. Không có chuyện thấy chỗ kia còn trống mà xe sau lại chen lên đỗ vào. Họ luôn đỗ xe đúng làn đường. Còn ở Việt Nam thì sao, thấy chỗ trống có thể di chuyển được là chen vào không cần biết là làn bên phải hay bên trái, và vô tình bít luôn đường lưu thông của làn xe đi ngược lại, thế là tắc đường thành 1 làn dài vì tất cả đều không có lối thoát.
Ý Thức Người Nhật
  1. Và còn nhiều nữa…

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Ý NGHĨA GHẾ ƯU TIÊN TẠI NHẬT BẢN

Dải màu vàng to đùng là đường ranh giới an toàn. Khi tàu đến sẽ có thông báo từ nhà ga 「危(あぶ)ないですから、黄色(きいろ)の内側(うちがわ)までお下(さ)がりください。」 Nói rằng bạn nên đứng vào phía trong đường màu vàng cho an toàn. Những hạt tròn tròn nổi lên trong đường màu vàng là để cho người khiếm thị cũng phân biệt được.
Hai mũi tên vàng vàng bên cạnh là mốc để cho mọi người đứng xếp thành 2 hàng trước một cửa lên xuống. Khi tàu đến người trên tàu sẽ bước xuống qua phần giữa 2 mũi tên đó còn người đứng chờ phía dưới sẽ xếp hàng dãn ra sang hai bên để người xuống được nhanh chóng. Sau khi người trên tàu xuống hết thì những người ở dưới mới bước vào, và tất nhiên là cũng theo hàng.
Dãy ghế ưu tiên luôn được thiết kế khác biệt.
Dãy ghế ưu tiên luôn được thiết kế khác biệt.
Mỗi toa tàu thường có 2-3 cửa ra vào. Một tàu thì có từ 6-15 toa. Nên trên sân ga có rất nhiều mốc đứng như vậy. Tuy nhiên bức hình trên có một điểm đặc biệt là ở giữa 2 mũi tên màu vàng có một số biểu tượng ưu tiên. Vị trí nào có những biểu tượng này chứng tỏ là cái cửa tàu đỗ chỗ ấy sẽ có một số ghế ưu tiên(優先席ーゆうせんせき). Vậy những đối tượng nào sẽ được ưu tiên? Theo thứ tự từ trái sang phải các bạn có thể dễ dàng thấy ngay:
– Người già – お年寄り(としより)の方
– Người khuyết tật, bị thương- 体の不自由(ふじゆう)な方
– Người bế con nhỏ- 乳幼児(にゅうようじ)をお連(つ)れの方
– Người ăn no  妊娠(にんしん)されている方
– Và cuối cùng là ”Người đang yêu” – 医療(いりょう)機器(きき)をご使用の方 =))
Phía bên trái có dòng   chữ
優先席付近(ふきん)では携帯電話(けいたいでんわ)の電源(でんげん)をお切(き)りください」 để nhắc nhở đến gần vùng ghế ưu tiên thì hãy tắt nguồn điện thoại vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những đối tượng trên, đặc biệt là đối tượng cuối cùng.
Chúc các bạn một buổi tối vui vẻ!

Tác giả: Nguyễn Trung Đức

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

MY NUMBER: CÓ THẶT SỰ ĐÁNG SỢ NHƯ LỜI ĐỒN KHÔNG?

THANH GIANG CONINCON.,JSC xin chia sẻ bài viết của tác giả nick facebook: Mai PB về bài viết My number để các bạn cùng tìm hiểu thực chất của My Number
My Number… nhức đầu vì nó thì ít mà vì các post ở group này thì nhiều.
Đây không phải là điều gì mới mẻ cả. Quản lý thuế, quản lý bảo hiểm xã hội thì người Nhật cũng đã có thể quản lý ở chừng mực rồi. Con cá của mẻ lưới này đương nhiên không phải là du học sinh (chỉ là ruồi muỗi mà thôi), thậm chí không phải là truy thu thuế thu nhập, mà được nhiều người Nhật cho là chính là hàng triệu người Nhật với không ít tài sản khổng lồ ngoài thu nhập. Chính phủ Nhật nói rằng muốn có cơ chế quản lý con người chặt hơn nữa để thu thuế thu nhập, để tăng thuế tiêu dùng… Nhưng cơ chế là một chuyện, còn quản lý hay không và bên dưới thực thi như thế nào lại là chuyện khác. Sau này có thể họ sẽ dùng My Number để quản lý sang cả các lĩnh vực khác nữa nhưng phải sửa luật đã, mà chắc chắn người dân Nhật vốn sợ lộ thông tin cá nhân cực kỳ sẽ chống quyết liệt trước khi luật được thay đổi.
My Number sẽ được ai sử dụng? Đương nhiên là Cục Thuế, các cơ quan an sinh xã hội. Còn cảnh sát và Cục Nhập cảnh cũng phải có vấn đề gì đó nghi ngờ thì họ mới điều tra từ con số này. Thế nên ai đó nói rằng ra siêu thị mua hàng, chỉ một cái quẹt là các thông tin cá nhân bị hiện ra, thực là lo sợ hơi ngớ ngẩn. Ai cho phép các bà nội trợ làm arubaito ở siêu thị xem gì thông tin cá nhân người khác đơn giản vậy? Ai cho phép các máy móc ở siêu thị được đọc dữ liệu mã hoá như vậy?
Các công ty thuê người lao động, nếu họ không nhập My Number vào hệ thống chi trả lương, ví dụ lương trao tay chẳng hạn, thì Cục Thuế không có con số, Cục Nhập Cảnh cũng không tính ra thu nhập được (tất nhiên nếu điều tra cặn kẽ thì vẫn ra ^^). Như vậy mọi việc vẫn tương tự như từ trước đến giờ, dù rằng cơ chế điều tra về mặt nguyên tắc có dễ dàng hơn. Thực ra, nếu Cục Nhập Cảnh mà muốn và đủ người thì từ trước họ cũng đã có thể truy ra du học sinh làm bao nhiêu tiếng. Nhưng để truy ra ngần ấy người, với đầy đủ chứng cứ chặt chẽ thì chắc chắn họ không đủ nhân lực. Có My Number, họ sẽ dễ điều tra hơn thôi, nhưng như đã nói ở trên, phải có sự nghi ngờ đã. Nói vậy không phải là để khuyên các du học sinh cứ làm thêm đi đừng sợ, vì khả năng bị tóm có thể là cao hơn, mà nếu để cho họ tóm thì cứ luật là họ làm thôi. Kheo khéo vào, đi học chăm chỉ vào, thành tích học tập hơn trung bình là sẽ ok thôi. Mà nói thực, ai chỉ chăm chăm đi làm trong 2-4 năm mà không học thì chỉ là đốt sức khoẻ và những cơ hội học tập tuổi trẻ của mình mà thôi. Nhưng ai dại thì tự chịu thôi, có ai tuổi trẻ mà nghe một cách ngoan ngoãn đâu. Hôm nọ ai nói “đất không chịu trời thì trời phải chịu đất”, đúng thật.
Còn về con số 28 tiếng/tuần, nó có ý nghĩa gì với du học sinh? 4 tiếng làm việc 1 ngày là vừa đủ để học. Ai chăm học hoặc khi học thi chẳng hạn thì 4 tiếng còn là quá nhiều. Nhiều người ở chính group này đã nói làm việc 28 tiếng cũng kiếm đủ để sinh hoạt tối thiểu và đủ tiền học. Chỉ vì bị dụ dỗ là đi du học kiếm tiền gửi về mà học sinh VN mới đổ xô sang Nhật, chứ nhìn một cách khách quan, ít có nước phát triển nào mà học sinh đi học không cần hoặc cần ít tiền nhà gửi qua như nước Nhật này.
Nói tóm lại, My Number không phải là con ma nhưng những ai định đi du học kiếm tiền thì nên nghĩ lại. Và stop những bài doạ nạt nhau bằng My Number nữa đi nhé.
Tác giả: Mai PB

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

“VĂN HÓA NHẬT” DƯỚI GÓC NHÌN CỦA DU HỌC SINH VIỆT

Phần 1: Câu chuyện về lòng biết ơn

Lòng biết ơn đến từ những hành động nhỏ nhất khiến chúng ta không khỏi kinh ngạc và thán phục văn hóa biết ơn của người Nhật.
Trích dẫn từ một câu chuyện của bạn gái Thu Thảo, hiện đang học tập tại trường Nhật ngữ 3H – Thành phố Chi Ba.
“Hôm nay, cuối tuần tranh thủ đi siêu thị mua đồ ăn cho cả nhà. Lúc trả lại tiền thừa cho mình, cô thu ngân lỡ làm rơi đồng xu 1¥ xuống đất, cô ấy luống cuống định mở ngăn kéo lấy đồng 1¥ khác trả mình. Mình nhanh miệng nói: “Không sao, không sao đâu ạ!”. Cô ấy vội nhặt đồng xu lên và lấy tay xoa xoa, phủi phủi, hai tay đưa cho mình kèm theo lời xin lỗi. Mình mỉm cười rồi cúi đầu chào và cảm ơn. Thế mới biết người Nhật quý và trân trọng từng đồng tiền như thế nào, dù chỉ là đồng xu mệnh giá thấp. Sống ở đây, mỗi ngày mình học được cái này một ít, cái kia một ít và luôn tự hỏi trên thế giới này còn một nơi nào khác văn minh và lễ nghĩa như Nhật Bản không? Câu chuyện nhỏ nhưng mang một ý nghĩa sâu sắc, giáo dục chúng ta hiểu về lòng biết ơn, trân trọng ngay cả đồng xu bé nhỏ tưởng chừng như vô giá trị.
Tại Nhật, sự trân trọng đồng tiền cũng chính là trân trọng người lao động và thể hiện lòng biết ơn đối với họ. Điều này dễ hiểu khi người Nhật dành trọn ngày 23/11 để tôn vinh những người lao động. Những ngày lễ lớn ở Nhật cũng là thời gian để người dân nơi đây thể hiện sự tri ân đối với vạn vật xung quanh và con người. Lòng biết ơn ẩn chứa bên trong những con người Nhật rất đỗi bình thường, không phân biệt tầng lớp, lứa tuổi, thông qua những điều thật giản dị trong cuộc sống.
Văn hóa Nhật còn được nâng lên một bậc khi người Nhật đối diện với những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua. Sau thảm họa “kép” động đất và sóng thần ở Nhật Bản xảy ra ngày 11/03/2011, tạm gác lại những đau thương, mất mát, 500 em nhỏ từ vùng đất bị sóng thần tàn phá đã cùng nhau hát bài “Arigato” để tri ân thế giới đã chung tay, góp sức giúp đất nước họ. Các em như là hiện thân của tương lai Nhật Bản, thể hiện tinh thần dân tộc, bài hát đã chạm đến trái tim của toàn nhân loại. Khi mà sinh viên Việt Nam còn rất ngại mỗi lần nhắc đến từ “cảm ơn” và lời cảm ơn chỉ mang tính xã giao thì ở xứ sở Phù Tang, sự biết ơn trở thành một nền văn hóa rất đặc biệt. Đó là giá trị, là chuẩn mực đạo đức, là truyền thống văn hóa luôn được người dân Nhật Bản gìn giữ và phát huy.
Phản chiếu mỗi ngày
Bây giờ, trước khi đi ngủ, hãy có thói quen kiểm tra lại danh sách biết ơn và nhìn lại những thành quả chúng ta đã đạt được trong ngày. Hãy tận hưởng cảm giác tiến lên phía trước bằng việc thay đổi, tu sửa và làm mới cuộc sống của mình. Ngày mai là một ngày mới, tràn ngập cơ hội mới. Khi chúng ta chìm vào giấc ngủ tối nay, hãy mường tượng hình ảnh về một ngày mai tươi sáng. Để rồi mỗi sớm mai thức dậy, hãy bắt đầu một ngày mới bằng lòng biết ơn và trang nhật ký đầu tiên mà tôi viết trên đất Nhật: “Biết ơn cuộc đời đã mang tôi đến xứ sở hoa anh đào”.
tìm kiếm : thanh giang conincon